Diễn đàn
Báo và Bò
Tại một làng quê hẻo lánh ở bang Gujarat, Ấn Độ, một người đàn ông nhiều đêm liền không ngủ được bởi tiếng chó sủa liên tục quanh chuồng bò. Nghĩ đến nạn trộm bò hoành hành nơi vùng bán sơn địa, ông quyết định lặng lẽ rình đêm. Nhưng điều ông nhìn thấy trong ánh trăng mờ lại không nằm trong bất kỳ dự liệu nào của con người.
Bãi rác thực phẩm giả: Cuộc tháo chạy của lương tri
Giữa những con phố, những cánh đồng quê tưởng chừng bình yên, lại âm thầm hiện ra những bãi rác kỳ lạ: không phải là rác sinh hoạt, nhựa hay phế thải khác, mà là hàng vạn hộp thực phẩm chức năng, thuốc men, bao bì sặc sỡ, vừa mới hôm qua còn đang nằm trong tay người tiêu dùng như một “món quà sức khỏe”. Giờ đây, chúng nằm ngổn ngang, bị vứt bỏ trong hoảng loạn, như thể một tội ác đang cố vùi lấp dấu vết cuối cùng.
Chuyến xe lọc lừa và câu chuyện nhân văn
Chỉ một quãng đường ngắn giữa thủ đô, hai cô cháu dân tộc thiểu số từ Lào Cai đã bị lừa gần 5 triệu đồng tiền taxi và xe ôm, rồi bị bỏ rơi tại đầu đường cao tốc, giữa cái nắng gắt đầu hè. Sự việc không chỉ phơi bày một hành vi vô lương tâm, mà còn làm sáng lên một câu chuyện đầy nhân văn, về cách người ta chọn đối xử với chính đồng bào mình: những người chân chất, yếu thế, dễ tổn thương, khi họ bước ra phố thị.
Dần – Thằng ế vợ
Ở thôn Yên, nơi con sông uốn mình ôm lấy xóm làng, người ta quen với dáng một người đàn ông gầy gò, vai xuôi, mặt rám nắng, ngày nào cũng nghe tiếng máy hàn lách tách vang lên từ sân nhà. Đó là Dần.
Ông Cự “goá con”
Ở thôn Yên, không phải ai sinh nhiều con cũng sống yên ổn tuổi già. Ông Cự đã ngoài 80 tuổi, là người mà cả làng từng ngưỡng mộ. Là thầy giáo tiểu học cũ, ông có tới 5 người con trai, ai nấy đều thành đạt: hai bác sĩ công tác tại bệnh viện lớn ngoài thủ đô, một giám đốc doanh nghiệp xuất khẩu, một kỹ sư xây dựng lớn và ông Thân – con trai út, hiện là trưởng phòng thuế huyện.
“Cụ Chửi”
Tại làng Nọ, thôn Yên, có một căn nhà cấp bốn nhỏ, mái ngói cũ lợp chồng lên năm tháng – nơi từng có một cụ bà sống thui thủi một mình. Nếu cụ còn sống, chắc cũng ngót trăm mùa đào nở. Người ta gọi cụ là “Cụ Chửi”.
Từ miếu làng Nhuê nhìn sang
Người ta vẫn bảo, muốn biết một làng quê có giữ được hồn cốt hay không, cứ nhìn vào đình làng, miếu mạo mà đánh giá. Ấy thế nên, cứ nhắc đến làng Nhuê là người ta xuýt xoa khen ngợi.
Bỏ phố về làng
Mười sáu năm, Hà Nội như cơn mưa rào dai dẳng mà vợ chồng Nam và Hà đã gồng mình đi qua, không áo mưa, không ô dù. Những căn phòng trọ thấp lè tè, tường mốc bở bục, mùa hè nóng như rang, mùa đông lạnh như cắt, đã trở thành chốn đi về, hết lần này đến lần khác. Đếm không xuể bao nhiêu lần dọn đồ, ôm con nhỏ chạy mưa đêm, chỉ để kịp trả phòng, kịp nhận phòng mới, kịp theo một công việc nào đó… đủ sống.
Chuyện làng Nọ, thôn Yên: Đổi đời
Từ ngày đường vành đai đi qua, thôn Yên và mấy thôn lân cận bỗng dưng rộn ràng như trẩy hội. Nhà trong ngõ, vốn chỉ đủ hai xe máy tránh nhau, nay mở toang thành mặt tiền phố xá. Vườn tược quanh năm thả gà, trồng rau cỏ, phút chốc hóa đất vàng, đất bạc. Nhiều người mơ còn chẳng thấy nổi, mà giờ lại được bốc thăm nhận lô đất tái định cư, rồi còn thêm cả tiền đền bù, thành ra ai cũng thấp thỏm mộng làm đại gia.
Ông Lữ và chiếc cửa sổ nhìn về phía đông
Ở làng Nọ – thôn Yên – ven bờ sông Bắc, có một người đàn ông tên Lữ, tuổi ngoài 70, sống gần như ẩn dật trong căn nhà mái bằng một tầng đã cũ. Ngôi nhà ấy, 30 năm trước từng là thành quả lớn nhất của vợ chồng ông – một cựu Thượng úy xin ra quân vì mất sức, và một người vợ hiền hoà, tần tảo, từng buôn gạo dọc bến Long Biên.
Tạp hoá bà Lựu – “Ký ức biết thở”
Làng Nọ – thôn Yên – nép mình bên bờ sông Bắc, có một cửa hàng tạp hóa nhỏ nằm sâu trong ngõ, cách con đường liên xã tấp nập chừng 100 m. Tấm biển bạc màu treo lệch, cửa sắt khi thì hé mở, khi thì khóa im ỉm như thể chẳng buồn bán cho ai. Ấy vậy mà, ngày nào cũng thế, tiếng gọi quen thuộc vẫn vang lên: “Bà Lựu ơi…”
“Thiết đã tôi thế đấy”
Ở một ngôi làng nhỏ vùng nông thôn Bắc Bộ, có một cậu bé ra đời giữa đêm giông bão. Mẹ đặt tên cậu là Thiết – nghĩa là sắt . Người ta bảo, cái tên ấy nặng nề như số phận, bởi nhà Thiết nghèo, cha mất sớm, mẹ bán đồng nát nuôi con qua ngày.
Đền Rừng: Một nén tâm hương cho mùa thi
Trong guồng quay hối hả của xã hội hiện đại, nơi thành tích, danh vọng và cạnh tranh đôi khi lấn át giá trị tinh thần, vẫn còn đó những khoảnh khắc lặng thầm, trong trẻo – như một làn hương nhẹ giữa ngày oi nồng. Sáng ngày 7 tháng 6 năm 2025 (tức 12 tháng 5 âm lịch), tại Đền Rừng (Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội), nghệ nhân, thủ nhang Hoàng Xuân Mai đã tổ chức một đàn lễ nhỏ, hoàn toàn miễn phí, để cầu nguyện may mắn, tinh tấn cho các sĩ tử bước vào kỳ thi cấp ba và đại học.
Gọi hồn online
“Ngày nảy ngày nay”, trong một ngôi làng nhỏ tên là Ảo Ảnh, có một người đàn bà tự xưng là Mẫu Hồn Công Nghệ. Không có miếu, không có đền, bà lập điện ngay trên sóng mạng. Đối diện bà là chiếc điện thoại đời mới, bên cạnh là một cái wifi, hai ngọn nến điện tử và… một bát nhang in 3D. Bà nói, chỉ cần chuyển khoản là linh hồn người cần gọi sẽ… “hiện online”.