Mạn đàm
Từ văn hoá giao thông nhìn rộng ra
Mới đây, vụ việc một người đàn ông dùng gậy bóng chày tấn công người cha chở con đi học ngay giữa đường không chỉ khiến dư luận phẫn nộ, mà còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về thái độ ứng xử, nền tảng giáo dục và những rạn nứt trong văn hóa cuộc sống của xã hội hiện đại.
Đời người học cách thiếu một chút
Cuộc sống không bao giờ hoàn hảo. Điều tối kỵ nhất trong đời người là quá tròn đầy, bởi lẽ nước đầy thì tràn, trăng tròn rồi lại khuyết. Mỗi người đều có những thiếu sót của riêng mình, phía sau vẻ hào nhoáng có thể là nỗi đau không ai hay, phía sau những thành tựu danh vọng có thể là những tiếc nuối vô hạn. Vậy nên, trạng thái tốt nhất của đời người chính là cầu khuyết, không cầu toàn.
Bạo hành trẻ em: Đừng để nỗi đau nối tiếp
Những ngày qua, dư luận bàng hoàng trước vụ việc một học sinh lớp 6 cùng 3 bạn khác tại xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang (Hưng Yên) bị bạo hành nghiêm trọng (10/3/2025). Đáng nói, người thực hiện hành vi này không ai khác là Đào Văn T. (sinh năm 1988), cha ruột của một trong các nạn nhân.
Giết thịt trâu chọi: Truyền thống hay hủ tục?
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) một lần nữa dấy lên tranh cãi khi trâu số 17 bị điện giật chết ngay giữa đấu trường, trước hàng chục nghìn khán giả, trong đó có không ít trẻ em. Hình ảnh con trâu hoảng loạn, mất kiểm soát, rồi bị xử lý lạnh lùng như một “tội đồ” khiến nhiều người rùng mình tự hỏi: Có nên tiếp tục duy trì tập tục giết thịt trâu chọi hay không?
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Báo chí và truyền thông nội bộ doanh nghiệp: Đồng hành hay đối đầu?
Khi công nghệ phát triển, mỗi doanh nghiệp đều có thể xây dựng kênh truyền thông riêng. Họ tự kể câu chuyện của mình, chủ động tiếp cận khách hàng, không cần qua trung gian. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu báo chí có còn giữ vai trò quan trọng trong việc định hình thương hiệu? Hay doanh nghiệp đã dần thay thế báo chí bằng hệ thống truyền thông tự vận hành?
Mạng xã hội và hội chứng “thối não”
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi và hấp dẫn của những nền tảng này là một hiện tượng đáng lo ngại được gọi là "thối não". Đây là cách nói phổ biến để chỉ sự suy giảm khả năng tư duy sâu, mất kiên nhẫn khi tiếp nhận các nội dung dài và phức tạp. Đặc biệt, nguyên nhân chính của tình trạng này là thói quen tiêu thụ quá nhiều nội dung ngắn, giật gân trên mạng...
Triệt phá đường dây lừa đảo xuyên biên giới: Hồi chuông cảnh tỉnh về đạo đức và giá trị cộng đồng
Mới đây, Công an tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với Bộ Công an triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới, chiếm đoạt gần 1.000 tỷ đồng từ hơn 13.000 người. Các đối tượng giả danh công an, cán bộ thuế, điện lực để lừa người dân cung cấp thông tin cá nhân, sau đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng. Nhóm này hoạt động tại tỉnh Svay Riêng, Campuchia.
Bầu cử trưởng thôn: Câu chuyện chung của cả cộng đồng
Hai khóa liên tiếp, thôn “NỌ” phải tổ chức bầu lại trưởng thôn vì lần đầu không hợp lệ. Đây không chỉ là một sự việc hy hữu “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử địa phương, mà còn là lời nhắc nhở để mỗi người chúng ta suy nghĩ nghiêm túc hơn về cách chọn lựa người đại diện cho cộng đồng.
“Lạm phát Thanh đồng” - nỗi lo của tín ngưỡng thờ Mẫu
Dễ dàng bắt gặp những tín đồ của Mẫu tại các đền to phủ lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về lề lối của đạo. Việc trình đồng mở phủ một cách tuỳ tiện phải chăng đang trở thành trào lưu (xu hướng) của giới trẻ hiện nay? dẫn đến “lạm phát Thanh đồng”, trở thành nỗi lo của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Hiểu đúng về hầu đồng cùng ý nghĩa văn hoá tốt đẹp
Không ít người hiểu chưa đúng về nét đẹp văn hoá và ý nghĩa của thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ của Người Việt, trong đó có cả những người đang phụng hành. Thật khó để tín ngưỡng này có thể trường tồn, nếu hiểu sai và thực hành sai.
Giải pháp đồng bộ bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu, một phần quan trọng của văn hóa và tín ngưỡng dân gian Việt Nam, chứa đựng nhiều yếu tố tinh thần và lễ nghi mang giá trị lịch sử, văn hóa và xã hội. Tuy nhiên, khi bị biến tướng và lợi dụng để trục lợi cá nhân, tín ngưỡng này không chỉ mất đi ý nghĩa nguyên bản mà còn gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan chức năng trong việc tăng cường quản lý, giám sát, đồng thời nâng cao nhận thức và giáo dục cộng...
Múa rối nước: Du khách hào hứng, người trẻ Việt thờ ơ?
Múa rối nước vốn từ lâu đã là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo của Việt Nam. Tuy vậy, có một sự thật rằng thật khó bắt gặp được những bạn trẻ Việt tới rạp xem biểu diễn, trong khi các vị khách nước ngoài rất hào hứng với loại hình văn hoá nghệ thuật này.
“Khơi trong dòng chảy tín ngưỡng thờ Mẫu”: Nhiệm vụ cấp bách
Để tín ngưỡng thờ Mẫu thực sự được “khơi trong”, không thể chỉ dựa vào lời kêu gọi hay sự tự giác của các cá nhân đang hoạt động tín ngưỡng. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự tham gia từ nhiều phía, của các cơ quan quản lý Nhà nước đến cộng đồng tín ngưỡng và nhiều nhà nghiên cứu. Các giải pháp cần được triển khai đồng bộ, toàn diện và nghiêm túc, nhằm đưa tín ngưỡng thờ Mẫu trở lại đúng với giá trị cốt lõi.